Nghiên cứu hiệu quả hoạt động của nghề câu tay xa bờ tại tỉnh Khánh Hòa

DOI:
https://doi.org/10.62831/202502003Từ khóa:
hiệu quả hoạt động hiệu quả kỹ thuật hiệu quả quy mô câu tay xa bờ tỉnh Khánh HòaTải xuống
Đã Xuất bản
Số
Chuyên mục
Cách trích dẫn
Tóm tắt
Nghiên cứu này sử dụng cách tiếp cận DEA theo định hướng đầu ra để tính toán hiệu quả hoạt động của nghề câu tay xa bờ của tỉnh Khánh Hòa trong năm sản xuất 2023/2024. Kết quả tính toán cho thấy mức hiệu quả hoạt động của đội tàu này có giá trị trung bình đạt 79%. Như vậy, nếu các tàu hoạt động đạt mức hiệu quả tối ưu, bình quân sản lượng các đầu ra của nghề câu tay xa bờ tại tỉnh Khánh Hòa có thể gia tăng tối đa tới 26% mà không cần gia tăng các yếu tố đầu vào. Hoạt động khai thác của đội tàu câu tay này cho thấy quy mô tàu đang có ảnh hưởng ngược chiều đến hiệu quả hoạt động. Đội tàu có công suất lớn (trên 450 CV) được nhận hỗ trợ nhiều nhất từ Nhà nước đang có hiệu quả hoạt động thấp nhất, với nguyên nhân chủ yếu từ trình độ kỹ thuật của lao động chưa đáp ứng yêu cầu. Do vậy, phát triển nghề cá xa bờ bằng việc hỗ trợ đóng tàu công suất lớn phải đi kèm với chiến lược phát triển nguồn nhân lực nghề cá.
Tài liệu tham khảo
Camanho, A.S., Hora, J., Oliveira, M. M. & Gaspar, M.B., (2011). Review of fisheries studies applying DEA. FEUP/IPIMAR Report of Project PRESPO, pp. 17.
Coelli, T. J., Rao, D. S. P., ODonnell, C. J. & Battese, G.E. (2005). An Introduction to Efficiency and Productivity Analysis. Plymouth, Massachusetts, USA: Kluwer Academic Publishers.
Ceyhan, V., & Gene, H. (2014). Productive efficiency of commercial fishing: evidence from the Samsun Province of Black Sea, Turkey. Turkish Journal of Fisheries and Aquatic Sciences, 14(2), 309-320.
DOI: https://doi.org/10.4194/1303-2712-v14_2_02
Farrell, M. J. (1957). The measurement of productive efficiency. Journal of the royal statistical society: series A (General), 120(3), 253-281.
DOI: https://doi.org/10.2307/2343100
Long, K. L., Flaaten, O. & Nguyen, T. K. A. (2008). Economic performance of open-access fisheries – the case of Viet Namese longline fishery in the South China Sea. Fisheries Research, 93 (3), 296-304.
DOI: https://doi.org/10.1016/j.fishres.2008.05.013
Duy, N. N., Flaaten, O. & Long, K. L. (2015). Government support and profitability effects –Vietnamese offshore fisheries. Marine Policy, 61, 77-86.
DOI: https://doi.org/10.1016/j.marpol.2015.07.013
Nguyen, N.D. & Flaaten, O. (2016). Efficiency analysis of fisheries using stock proxies. Fisheries Research, 181, 102-113.
DOI: https://doi.org/10.1016/j.fishres.2016.04.006
Pascoe, S., & Mardle, S. (Eds.). (2003), Efficiency analysis in EU fisheries: stochastic production frontiers and data envelopment analysis. Centre for the Economics and Management of Aquatic Resources, University of Portsmouth.
Trương Bá Thanh, Lê Kim Long và Nguyễn Đăng Đức (2017). Sử dụng mô hình DEA trong đánh giá hiệu quả sản xuất của nghề câu xa bờ tại tỉnh Khánh Hòa. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, 111, 88-94.
Thean, L.G, Latif, I.A. & Hussein, M.D.A. (2011). Technical efficiency analysis for Penang trawl fishery Malaysia: Applying DEA approach. Australian Journal of Basic and Applied Sciences, 5(12), 1518-1523